Bạn đang ở đây

Thông tư số 97/2006/TT-BTC ngày 16/10/2006

15/07/21 16:04:00 | Lượt xem: 17
Thời gian đọc: 24 Phút
BỘ TÀI CHÍNH   CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM –––––   Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Số: 97/2006/TT-BTC   ––––––––––––––––––––––––––                                 Hà Nội, ngày 16 tháng 10 năm 2006     THÔNG TƯ Hướng dẫn về phí và lệ phí thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ––––––––               Căn cứ Pháp lệnh Phí và lệ phí ngày 28 tháng 8 năm 2001;             Căn cứ Nghị định số 57/2002/NĐ-CP ngày 03/6/2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh phí và lệ phí;             Căn cứ Nghị định số 24/2006/NĐ-CP ngày 06/3/2006 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 57/2002/NĐ-CP ngày 03/6/2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh phí và lệ phí;             Bộ Tài chính hướng dẫn việc xác định mức thu và chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng đối với các khoản thu phí và lệ phí thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh), như sau:               I. NHỮNG KHOẢN PHÍ THUỘC THẨM QUYỀN QUYẾT ĐỊNH CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN CẤP TỈNH               Theo quy định của Nghị định số 24/2006/NĐ-CP ngày 06/3/2006 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 57/2002/NĐ-CP ngày 03/6/2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh phí và lệ phí (sau đây gọi là Nghị định số 24/2006/NĐ-CP), Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định đối với những khoản phí sau:             1. Phí xây dựng;             2. Phí đo đạc, lập bản đồ địa chính;             3. Phí thẩm định cấp quyền sử dụng đất;             4. Phí chợ;             5. Phí đấu thầu, đấu giá (đối với phí do cơ quan địa phương tổ chức thu);             6. Phí thẩm định kết quả đấu thầu (đối với hoạt động thẩm định do cơ quan địa phương thực hiện);             7. Phí sử dụng đường bộ (đối với đường thuộc địa phương quản lý);             8. Phí qua cầu (đối với cầu thuộc địa phương quản lý);             9. Phí qua đò;             10. Phí qua phà (đối với phà thuộc địa phương quản lý);             11. Phí sử dụng cảng cá;             12. Phí sử dụng lề đường, bến, bãi, mặt nước;             13. Phí khai thác và sử dụng tài liệu đất đai;             14. Phí thư viện (đối với thư viện thuộc địa phương quản lý);             15. Phí an ninh, trật tự;             16. Phí thẩm định cấp phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp (đối với hoạt động thẩm định do cơ quan địa phương thực hiện);             17. Phí trông giữ xe đạp, xe máy, ô tô; 18. Phí tham quan danh lam thắng cảnh (đối với danh lam thắng cảnh thuộc địa phương quản lý); 19. Phí tham quan di tích lịch sử (đối với di tích lịch sử thuộc địa phương quản lý); 20. Phí tham quan công trình văn hoá (đối với công trình văn hoá thuộc địa phương quản lý); 21. Phí dự thi, dự tuyển (đối với cơ sở giáo dục, đào tạo thuộc địa phương quản lý); 22. Phí thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường (đối với hoạt động thẩm định do cơ quan địa phương thực hiện);             23. Phí vệ sinh;             24. Phí phòng, chống thiên tai;             25. Phí thẩm định đề án, báo cáo thăm dò, khai thác, sử dụng nước dưới đất; khai thác, sử dụng nước mặt; xả nước thải vào nguồn nước, công trình thuỷ lợi (đối với hoạt động thẩm định do cơ quan địa phương thực hiện);             26. Phí thẩm định báo cáo kết quả thăm dò đánh giá trữ lượng nước dưới đất (đối với hoạt động thẩm định do cơ quan địa phương thực hiện);             27. Phí thẩm định hồ sơ, điều kiện hành nghề khoan nước dưới đất (đối với hoạt động thẩm định do cơ quan địa phương thực hiện);             28. Phí bình tuyển, công nhận cây mẹ, cây đầu dòng, vườn giống cây lâm nghiệp, rừng giống (đối với hoạt động bình tuyển, công nhận do cơ quan địa phương thực hiện).               II. NHỮNG KHOẢN LỆ PHÍ THUỘC THẨM QUYỀN QUYẾT ĐỊNH CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN CẤP TỈNH               Theo quy định của Nghị định số 24/2006/NĐ-CP, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định đối với những khoản lệ phí sau:             1. Lệ phí hộ tịch, hộ khẩu, chứng minh nhân dân (đối với hoạt động hộ tịch, hộ khẩu, chứng minh nhân dân do cơ quan địa phương thực hiện);             2. Lệ phí cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam;             3. Lệ phí địa chính;             4. Lệ phí cấp giấy phép xây dựng;             5. Lệ phí cấp biển số nhà;             6. Lệ phí cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, cung cấp thông tin về đăng ký kinh doanh, đối với:             a) Hộ kinh doanh cá thể;             b) Doanh nghiệp tư nhân;             c) Công ty trách nhiệm hữu hạn;             d) Công ty cổ phần;             đ) Công ty hợp danh;             e) Doanh nghiệp Nhà nước;             g) Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;             i) Cơ sở giáo dục, đào tạo tư thục, dân lập, bán công; cơ sở y tế tư nhân, dân lập; cơ sở văn hóa thông tin.             7. Lệ phí cấp giấy phép hoạt động điện lực (đối với hoạt động cấp phép do cơ quan địa phương thực hiện);             8. Lệ phí cấp giấy phép thăm dò, khai thác, sử dụng nước dưới đất (đối với việc cấp phép do cơ quan địa phương thực hiện);             9. Lệ phí cấp giấy phép khai thác, sử dụng nước mặt (đối với việc cấp phép do cơ quan địa phương thực hiện);             10. Lệ phí cấp giấy phép xả nước thải vào nguồn nước (đối với việc cấp phép do cơ quan địa phương thực hiện);             11. Lệ phí cấp giấy phép xả nước thải vào công trình thủy lợi (đối với việc cấp phép do cơ quan địa phương thực hiện).               III. XÁC ĐỊNH MỨC THU VÀ QUẢN LÝ, SỬ DỤNG TIỀN PHÍ, LỆ PHÍ THU ĐƯỢC               Theo quy định tại khoản 2 và khoản 3, Điều 1, Nghị định số 24/2006/NĐ-CP thì Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định đối với phí, lệ phí được phân cấp, bao gồm việc quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng đối với từng phí, lệ phí cụ thể. Việc quy định này căn cứ vào nguyên tắc chung sau:               1. Về mức thu: Bảo đảm nguyên tắc xác định mức thu phí, lệ phí quy định tại Điều 8 của Nghị định số 57/2002/NĐ-CP ngày 03/6/2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh phí và lệ phí (sau đây gọi là Nghị định số 57/2002/NĐ-CP); khoản 4, Điều 1, Nghị định số 24/2006/NĐ-CP và hướng dẫn tại Thông tư số 63/2002/TT-BTC ngày 24/7/2002 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện các quy định pháp luật về phí và lệ phí; Thông tư số 45/2006/TT-BTC ngày 25/5/2006 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung Thông tư số 63/2002/TT-BTC.               2. Về quản lý, sử dụng tiền phí, lệ phí thu được: Bảo đảm nguyên tắc quy định tại Điều 11, Điều 12, Điều 13 và Điều 17, Nghị định số 57/2002/NĐ-CP; khoản 5, Điều 1 Nghị định số 24/2006/NĐ-CP và hướng dẫn tại Thông tư số 63/2002/TT-BTC ngày 24/7/2002 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện các quy định pháp luật về phí và lệ phí; Thông tư số 45/2006/TT-BTC ngày 25/5/2006 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung Thông tư số 63/2002/TT-BTC.               3. Đối với các khoản phí, lệ phí có ý nghĩa quan trọng của tỉnh, có số thu lớn, có thể quy định mức thu cụ thể được, như phí cầu, đường bộ thuộc phạm vi tỉnh quản lý, phí xây dựng... thì việc quyết định mức thu đối với từng khoản phí được phân cấp cho Hội đồng nhân dân cấp tỉnh phải bảo đảm đúng trình tự quy định tại Điều 11 Pháp lệnh phí và lệ phí là Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định. Để chính sách ban hành được kịp thời và phù hợp với hoạt động của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, Bộ Tài chính hướng dẫn một số nguyên tắc cụ thể để địa phương vận dụng, như sau:             a) Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định khung mức thu hoặc mức thu tối đa áp dụng thống nhất trong tỉnh về từng khoản phí, lệ phí. Căn cứ vào khung mức thu hoặc mức thu tối đa đã được Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định, Uỷ ban nhân dân tỉnh sẽ quy định mức thu cụ thể cho phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của từng địa bàn có xuất hiện, phát sinh hoặc cần thiết phải thu phí, lệ phí.             b) Đối với một số khoản phí, lệ phí mà Chính phủ hoặc Bộ Tài chính đã có văn bản quy định, như: phí sử dụng đường bộ, phí qua cầu, phí qua phà, phí dự thi, dự tuyển (lệ phí tuyển sinh), phí đấu giá... thì mức thu được áp dụng theo quy định tại các văn bản đó cho đến khi có hướng dẫn thay thế hoặc sửa đổi, bổ sung thì thực hiện theo văn bản mới. c) Trường hợp mức thu của khoản phí, lệ phí nào không phù hợp với điều kiện thực tế tại địa phương thì Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có văn bản trao đổi thống nhất với Bộ Tài chính trước khi trình Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định.               4. Đối với các khoản lệ phí và phí khác (ngoài các khoản phí đã nêu tại điểm b, khoản 3, mục này), tuỳ từng điều kiện, tình hình cụ thể của địa phương nơi phát sinh hoạt động thu phí, lệ phí, cần lưu ý một số điểm về nội dung và mức thu như sau:               a) Đối với các khoản phí:             a.1. Phí xây dựng: - Phí xây dựng là khoản thu vào chủ đầu tư xây dựng công trình nhằm mục đích hỗ trợ đầu tư xây dựng, cải tạo cơ sở hạ tầng công cộng trên địa bàn mà chủ đầu tư xây dựng công trình. - Mức thu phí xây dựng có thể được tính bằng tỷ lệ phần trăm (%) trên chi phí xây dựng công trình (không bao gồm chi phí thiết bị), tuỳ thuộc vào loại công trình xây dựng (là nhà ở hoặc là công trình xây dựng để sản xuất, kinh doanh) và khu vực dân cư mà áp dụng mức thu khác nhau cho phù hợp. Mức thu áp dụng đối với công trình xây dựng làm nhà ở thấp hơn đối với công trình xây dựng để sản xuất, kinh doanh. Mức thu tối đa 0,5% đối với công trình nhóm A, không quá 1% đối với công trình nhóm B và không quá 2% đối với công trình nhóm C; riêng đối với nhà ở riêng lẻ, mức thu có thể tính theo diện tích xây dựng, nhưng tối đa không quá 35.000 đồng/m2, được áp dụng theo nguyên tắc giảm dần theo cấp nhà (mức thu đối với nhà cấp IV thấp hơn nhà cấp III, nhà cấp III thấp hơn nhà cấp II...) và mức thu áp dụng đối với nhà ở nông thôn thấp hơn nhà ở đô thị.             a.2. Phí đo đạc, lập bản đồ địa chính: - Phí đo đạc, lập bản đồ địa chính là khoản thu đối với các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao đất, cho thuê đất mới hoặc được phép thực hiện việc chuyển mục đích sử dụng đất, nhằm hỗ trợ thêm cho chi phí đo đạc, lập bản đồ địa chính ở những nơi chưa có bản đồ địa chính có toạ độ. - Mức thu: Căn cứ vào các bước công việc, yêu cầu công tác đo đạc, lập bản đồ địa chính và tuỳ thuộc vào vị trí, diện tích đất được giao, được thuê hoặc được phép chuyển mục đích sử dụng lớn hay nhỏ của từng dự án, nhưng mức thu phí đo đạc, lập bản đồ địa chính tối đa không quá 1.000 đồng/m2. a.3. Phí thẩm định cấp quyền sử dụng đất: - Phí thẩm định cấp quyền sử dụng đất là khoản thu đối với các đối tượng đăng ký, nộp hồ sơ cấp quyền sử dụng đất có nhu cầu hoặc cần phải thẩm định theo quy định, nhằm bù đắp chi phí thẩm định hồ sơ, các điều kiện cần và đủ để cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao đất, cho thuê đất như: điều kiện về hiện trạng sử dụng đất, điều kiện về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, điều kiện về sinh hoạt, sản xuất, kinh doanh... Phí thẩm định cấp quyền sử dụng đất áp dụng đối với cả trường hợp chuyển quyền sở hữu nhà gắn liền với quyền sử dụng đất. - Mức thu: Tuỳ thuộc vào diện tích đất cấp quyền sử dụng, tính chất phức tạp của từng loại hồ sơ cấp quyền sử dụng đất, như cấp mới, cấp lại; việc sử dụng đất vào mục đích khác nhau (làm nhà ở, để sản xuất, kinh doanh) và các điều kiện cụ thể của địa phương mà áp dụng mức thu khác nhau cho phù hợp, bảo đảm nguyên tắc mức thu đối với đất sử dụng làm nhà ở thấp hơn đất sử dụng vào mục đích sản xuất, kinh doanh, mức thu cao nhất không quá 5.000.000 đồng/hồ sơ.             a.4. Phí chợ: - Phí chợ là khoản thu về sử dụng diện tích bán hàng đối với những người buôn bán trong chợ nhằm bù đắp chi phí đầu tư, quản lý chợ của ban quản lý, tổ quản lý hoặc doanh nghiệp quản lý chợ. Đối với các chợ mà ban quản lý, tổ quản lý hoặc doanh nghiệp quản lý chợ thực hiện thu tiền thuê, sử dụng địa điểm kinh doanh tại chợ theo hợp đồng sử dụng, thuê địa điểm kinh doanh thì phí chợ là tiền thuê, sử dụng địa điểm kinh doanh tại chợ (người kinh doanh tại chợ chỉ phải nộp một trong hai khoản: phí chợ hoặc tiền thuê, sử dụng địa điểm kinh doanh). - Mức thu: Tuỳ thuộc vào quy mô chợ, tính chất hoạt động của từng loại chợ, diện tích bán hàng của người buôn bán tại chợ và tình hình cụ thể của địa phương mà áp dụng mức thu khác nhau cho phù hợp, như: + Đối với chợ có hộ đặt cửa hàng, cửa hiệu buôn bán cố định, thường xuyên tại chợ, mức thu phí có thể quy định cho cả tháng, nhưng tối đa không quá 200.000 đồng/m2/tháng; + Đối với chợ có người buôn bán không thường xuyên, không cố định tại chợ, mức thu phí có thể tính theo từng người đem hàng hoá vào bán hoặc tính theo số lượng hàng hoá nhập chợ. Mức thu tối đa không quá 8.000 đồng/người/ngày. Trường hợp tính theo số lượng hàng hoá nhập chợ, tuỳ thuộc vào tính chất, giá trị của hàng hoá nhập chợ, mức thu có thể tính theo kg, con... hoặc theo trọng tải của xe chở hàng hoá nhập chợ, nhưng không quá 100.000 đồng/xe hoặc lô hàng hoá nhập chợ. + Đối với chợ được đầu tư xây dựng bằng nguồn vốn không từ ngân sách nhà nước hoặc các nguồn viện trợ không hoàn lại, có thể áp dụng mức thu cao hơn, nhưng tối đa không quá hai lần mức thu quy định tại điểm này.             a.5. Phí thẩm định kết quả đấu thầu:             - Phí thẩm định kết quả đấu thầu là khoản thu của cơ quan, đơn vị có thẩm quyền thẩm định kết quả đấu thầu theo quy định của pháp luật về đấu thầu. Chủ đầu tư hoặc chủ dự án (bên mời thầu) có trách nhiệm nộp phí thẩm định kết quả đấu thầu cho cơ quan, đơn vị có thẩm quyền thẩm định kết quả đấu thầu.             - Phí thẩm định kết quả đấu thầu không áp dụng đối với trường hợp là những gói thầu do thủ trưởng đơn vị trực tiếp thực hiện việc đầu tư, mua sắm phê duyệt kết quả đấu thầu trên cơ sở báo cáo thẩm định của bộ phận giúp việc có liên quan trong đơn vị; và những gói thầu do Hội đồng quản trị Tổng công ty (do Thủ tướng Chính phủ thành lập) phê duyệt trên cơ sở báo cáo thẩm định của bộ phận giúp việc thuộc Tổng công ty.             - Mức thu: Phí thẩm định kết quả đấu thầu được tính trong chi phí khác của dự án đầu tư hoặc tính vào giá trị hàng hoá mua sắm với mức thu được xác định theo nguyên tắc sau: không quá 0,05%/giá trị một gói thầu và số tiền phí thu được không quá 30 (ba mươi) triệu đồng một gói thầu.             a.6. Phí qua đò: - Phí qua đò là khoản thu của chủ đò hoặc bến khách (nơi đầu tư xây dựng bến khách, có người quản lý) đối với người thuê đò để chở khách, hàng hoá ngang qua sông, kênh hoặc đi dọc sông, kênh, hồ hoặc cập vào tàu khách để đón, trả hành khách trong khi tàu khách đang hành trình. Khoản phí này dùng để bù đắp chi phí để chạy đò và chi phí quản lý của bến khách (nếu có).             - Mức thu phí: Tuỳ thuộc vào loại đò (chuyển động bằng chèo, buồm, dây kéo hoặc bằng máy), tính chất hoạt động là đò ngang, đò dọc hay đò màn, khoảng cách chạy đò và tình hình cụ thể của địa phương mà áp dụng mức thu khác nhau cho phù hợp, như: + Đối với đò ngang: Mức thu đối với hành khách tối đa không quá 5.000 đồng/người; đối với hành khách có đem theo xe đạp, xe máy thì có thể thu thêm nhưng không quá 5.000 đồng/xe; đối với hàng hoá qua đò chỉ thu đối với hàng hoá có khối lượng từ 50 kg trở lên (dưới 50 kg được tính như đối với xe đạp, xe máy đi kèm theo hành khách) với mức thu tuỳ thuộc vào trọng lượng của hàng hoá qua đò, nhưng tối đa không quá 5.000 đồng/một đơn vị tính là 50 kg. Trường hợp là hàng hoá cồng kềnh thì mức thu có thể cao hơn, nhưng tối đa không quá 2 lần mức thu đối với hàng hoá thông thường. + Đối với đò dọc: Do hành khách hoặc chủ hàng thoả thuận với chủ đò hoặc bến khách cho phù hợp với điều kiện, tình hình cụ thể, nhưng tối đa không quá 5.000 đồng/km/người hoặc 50 kg hàng ho

Tin tức liên quan