Bạn đang ở đây

Chuyên mục "CHUYÊN GIA TƯ VẤN" tháng 7/2011

15/07/21 16:04:00 | Lượt xem:
Thời gian đọc: 32 Phút
NỘI DUNG CHUYÊN MỤC “CHUYÊN GIA TƯ VẤN” THÁNG 7/2011   Tuần 01: Câu 1: Ông Nguyễn Văn Thái ở Minh Thành, Kỳ Nam, Kỳ Anh, Hà Tĩnh: Tôi được biết, theo Luật Đất đai năm 2003 thì những hộ có đất ở trước ngày 15/10/1993 không có tranh chấp, không có sổ đỏ, khi thu hồi đất vẫn được đền bù theo nghị định 147 khoản 1 và 4 điều 49 và điều 50 (không phải nộp tiền sử dụng đất mà chỉ nộp địa bạ, địa chính và đóng thuế đất ở). Gia đình tôi có một mảnh đất 500m2 ở từ đầu năm 1992, đến nay. Do quá nghèo nên không có tiền làm sổ đỏ. Nếu bị thu hồi thì có được đền bù hay không?   Luật sư Nguyễn Hồng Bách trả lời: Anh Thái không nói rõ nghị định anh nêu được Chính phủ ban hành ngày tháng năm nào và về vấn đề gì, do vậy chúng tôi không có dữ kiện để tra cứu. Tuy nhiên câu hỏi của anh chúng tôi xin trả lời như sau: Diện tích đất 500m2 được gia đình anh sử dụng ở từ đầu năm 1992 (trước ngày 15/10/1993), việc sử dụng là ổn định, không có tranh chấp. Nay bị thu hồi thì thuộc diện được bồi thường, hỗ trợ theo Điều 44 của Nghị định số 84/2007/NĐ-Cp của chính phủ về bồi thường, hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất. Điều 44. Bồi thường, hỗ trợ về đất khi Nhà nước thu hồi đất đối với đất sử dụng trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 mà không có giấy tờ về quyền sử dụng đất 1. Trường hợp thu hồi đối với đất sử dụng trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 nhưng không có Giấy chứng nhận hoặc một trong các loại giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều 50 của Luật Đất đai và được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận đất đó không có tranh chấp thì việc bồi thường, hỗ trợ về đất thực hiện theo quy định sau: a) Trường hợp đất đang sử dụng là đất có nhà ở và không thuộc một trong các trường hợp sử dụng đất quy định tại khoản 4 Điều 14 Nghị định này thì người đang sử dụng đất được bồi thường đối với diện tích đất thực tế đang sử dụng nhưng diện tích được bồi thường không vượt quá hạn mức giao đất ở theo quy định tại khoản 2 Điều 83 và khoản 5 Điều 84 của Luật Đất đai tại thời điểm có quyết định thu hồi đất. Đối với phần diện tích vượt hạn mức giao đất ở và phần diện tích đất vườn, ao trên cùng thửa đất có nhà ở nhưng không được công nhận là đất ở (nếu có) thì được bồi thường, hỗ trợ về đất theo quy định đối với đất nông nghiệp xen kẽ trong khu dân cư; Tuy nhiên kể từ thời điểm anh Thái bắt đầu sử dụng đất phải không được vi phạm các quy định tại khoản 4 Điều 14 Nghị định số 84/2007/NĐ-CP: a) Vi phạm quy hoạch chi tiết xây dựng đã được cơ quan có thẩm quyền xét duyệt và công khai; b) Vi phạm quy hoạch chi tiết mặt bằng xây dựng đã được cơ quan có thẩm quyền xét duyệt và công khai đối với diện tích đất đã giao cho tổ chức, cộng đồng dân cư quản lý; c) Lấn, chiếm hành lang bảo vệ an toàn công trình công cộng đã được công bố, cắm mốc; d) Lấn, chiếm lòng đường, lề đường, vỉa hè đã có chỉ giới xây dựng; đ) Lấn, chiếm đất sử dụng cho mục đích công cộng, đất chuyên dùng, đất của tổ chức, đất chưa sử dụng và các trường hợp vi phạm khác đã có văn bản ngăn chặn nhưng người sử dụng đất vẫn cố tình vi phạm. Về khoản 1 điều 50 luật đất đai a) Những giấy tờ về quyền được sử dụng đất đai trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 do cơ quan có thẩm quyền cấp trong quá trình thực hiện chính sách đất đai của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam và Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; b) Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tạm thời được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp hoặc có tên trong sổ đăng ký ruộng đất, sổ địa chính; c) Giấy tờ hợp pháp về thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất hoặc tài sản gắn liền với đất; giấy tờ giao nhà tình nghĩa gắn liền với đất; d) Giấy tờ chuyển nhượng quyền sử dụng đất, mua bán nhà ở gắn liền với đất ở trước ngày 15 tháng 10 năm 1993, nay được Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn xác nhận là đã sử dụng trước ngày 15 tháng 10 năm 1993; đ) Giấy tờ về thanh lý, hoá giá nhà ở gắn liền với đất ở theo quy định của pháp luật; e) Giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền thuộc chế độ cũ cấp cho người sử dụng đất. Nếu vi phạm, anh Thái chỉ được hỗ trợ công tôn tạo đất và tài sản trên đất.   Câu 2: Thính giả Phạm Bá Thượng ở xóm Mỹ Tiến 1, xã Nam Phong, thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định: Từ trước đến nay nhà tôi vẫn đang quản lý và sử dụng một cái ao vốn là của gia đình chú ruột bố tôi đã mất hết do nạn đói năm 1945. Năm 1962, gia đình tôi có tự nguyện góp một mảnh ruộng cấy nằm giáp cái ao đó cho cho hợp tác xã. Còn cái ao thì gia đình vẫn sử dụng để thả cá. Trước năm 1995 gia đình vẫn đóng thuế đầy đủ. Từ năm 1996, không hiểu vì lý do gì mà phần ao đó không có trong sổ khoán của gia đình tôi, hỏi thì cán bộ trả lời là trên không báo về thì chúng tôi không dám thu thuế. Mặc dù gia đình đã nhiều lần làm đơn, xin ý kiến của đội trưởng cũ, bí thư xóm cũ và mọi người xung quanh xác nhận nhưng vẫn không thấy chính quyền giải quyết. Hiện gia đình tôi vẫn đang quản lý và sử dụng. Vậy trong trường hợp này, gia đình tôi có được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hay không?   Luật sư Nguyễn Hồng Bách trả lời: Câu hỏi của bác Thượng chúng tôi trả lời như sau: Việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với trường hợp của bác Thượng cần căn cứ vào quy định tại Điều 14 Nghị định số 84/2007/NĐ-CP của Chính phủ về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Theo đó nếu việc sử dụng ao của bác Thượng, không vi phạm vào một trong các quy định tại khoản 4 Điều 14 Nghị định 84/2007/NĐ-CP, là: a) Vi phạm quy hoạch chi tiết xây dựng đã được cơ quan có thẩm quyền xét duyệt và công khai; b) Vi phạm quy hoạch chi tiết mặt bằng xây dựng đã được cơ quan có thẩm quyền xét duyệt và công khai đối với diện tích đất đã giao cho tổ chức, cộng đồng dân cư quản lý; c) Lấn, chiếm hành lang bảo vệ an toàn công trình công cộng đã được công bố, cắm mốc; d) Lấn, chiếm lòng đường, lề đường, vỉa hè đã có chỉ giới xây dựng; đ) Lấn, chiếm đất sử dụng cho mục đích công cộng, đất chuyên dùng, đất của tổ chức, đất chưa sử dụng và các trường hợp vi phạm khác đã có văn bản ngăn chặn nhưng người sử dụng đất vẫn cố tình vi phạm. việc sử dụng ao của bác Thượng ổn định không có tranh chấp trong nhiều năm (trước ngày 15/10/1993 là ngày luật đất đai năm 1993 có hiệu lực) được xem xét để cấp Giấy chứng nhận theo khoản 2 Điều 14 Nghị định 84/2007/NĐ-CP như sau: 2. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất thuộc nhóm đất nông nghiệp mà không có một trong các loại giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều 50 của Luật Đất đai nhưng đất đã được sử dụng ổn định từ trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 và không thuộc một trong các trường hợp sử dụng đất quy định tại khoản 4 Điều này, nay được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận là đất không có tranh chấp thì được cấp Giấy chứng nhận theo quy định sau: a) Trường hợp hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp thì được cấp Giấy chứng nhận và không phải nộp tiền sử dụng đất đối với diện tích đất đang sử dụng nhưng không vượt quá hạn mức giao đất nông nghiệp quy định tại Điều 70 của Luật Đất đai và khoản 1 Điều 69 Nghị định số 181/2004/NĐ-CP; diện tích đất nông nghiệp còn lại (nếu có) chuyển sang thuê đất của Nhà nước; b) Trường hợp hộ gia đình, cá nhân không trực tiếp sản xuất nông nghiệp thì được cấp Giấy chứng nhận theo hình thức thuê đất của Nhà nước đối với diện tích đất đang sử dụng. Đối với đất nông nghiệp trên cùng thửa đất có nhà ở mà không được công nhận là đất ở thì hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất được cấp Giấy chứng nhận như trường hợp quy định tại điểm a khoản này.   Câu 3  Bác Vũ Minh Hải ở số nhà 227A, tổ 3, phường Đồng Quang, thành phố Thái Nguyên: Thời Pháp thuộc, bố tôi có làm chưởng bạ cho địch nhưng không làm gì có hại cho cách mạng. Bố tôi còn làm chủ tịch Hội nông dân cứu quốc xã Phong Cốc, còn lưu giữ trong lịch sử của xã, tham gia viết truyền đơn, nuôi dưỡng cán bộ và ủng hộ súng đạn cho Việt Minh. Trong cải cách ruộng đất, gia đình tôi bị quy là địa chủ cường hào, tịch thu hết ruộng đất. Sau đó thì có được sửa sai thành địa chủ thường, trưng thu 1/3, trưng mua 2/3 gia sản nhưng chỉ tuyên bố như vậy mà không có giấy tờ nào. Đến nay, đã gần 60 năm, khu đất của gia đình tôi xã làm trạm xá, còn nhà cửa thì đã bán hết. Tôi được biết Nhà nước có chủ trương hoàn trả lại cho những gia đình đã bị tịch thu hoặc trưng thu tài sản thì có đúng không? Một số gia đình chỗ tôi đã được nhận bồi hoàn từ cách đây 3,4 năm rồi mà gia đinh tôi không thấy nhắc nhở gì. Vậy gia đình tôi có được công nhận là gia đình có công với cách mạng không? Số tài sản của gia đình mà đội và xã trưng mua đã chia và bán hết mà không trả tiền cho gia đình tôi thì giải quyết như thế nào? Và nay tôi muốn về quê giải quyết cho tôi chỗ ở thì có được không?   Luật sư Nguyễn Hồng Bách trả lời: Thắc mắc của bác Hải chúng tôi trả lời như sau: Thứ nhất: Bác Hải hỏi, nhà nước có chủ trương hoàn trả lại cho những gia đình đã bị tịch thu hoặc trưng thu tài sản, đúng hay không? Tôi xin trả lời như sau: Đối với các hoạt động thực hiện chính sách đất đai của nhà nước trước đây, từ lâu nay nhà nước không giải quyết các yêu cầu đòi trả đối với các trường hợp bị trưng thu, trưng mua. Tuy nhiên đứng trước thực tế là trong xã hội vẫn tồn tại những mâu thuẫn và tranh chấp trong về các vấn đề tài sản khi nhà nước thực hiện các chính sách trước đây, Quốc hội và chính phủ từ việc phủ nhận không giải quyết đã đi đến đặt hành lang pháp lý giải quyết, tuy nhiên việc giải quyết rất hạn chế và chỉ cho những trường hợp đặc biệt. Các văn bản pháp lý về vấn đề này như sau: 1. Khoản 2 Điều 10 Luật đất đai năm 2003 quy định: Nhà nước không thừa nhận việc đòi lại đất đã được giao theo quy định của Nhà nước cho người khác sử dụng trong quá trình thực hiện chính sách đất đai của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam và Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. 2. Ngày 26/11/2003 Quốc Hội ban hành Nghị quyết số 23/2003/NQ-Quốc hội về nhà đất do nhà nước đã quản lý, bố trí sử dụng trong quá trình thực hiện các chính sách quản lý nhà đất và chính sách cải tạo xã hội chủ nghĩa trước ngày 01/7/1991. Theo đó Điều 1 quy định: Nhà nước không xem xét lại chủ trương, chính sách và việc thực hiện các chính sách về quản lý nhà đất và chính sách cải tạo xã hội chủ nghĩa liên quan đến nhà đất đã ban hành trước ngày 01 tháng 7 năm 1991. Nhà nước không thừa nhận việc đòi lại nhà đất mà Nhà nước đã quản lý, bố trí sử dụng trong quá trình thực hiện các chính sách về quản lý nhà đất và chính sách cải tạo xã hội chủ nghĩa liên quan đến nhà đất.  Điều 3 quy định: Những trường hợp chủ sở hữu có nhà đất mà Nhà nước đã quản lý, bố trí sử dụng trong quá trình thực hiện các chính sách về quản lý nhà đất và chính sách cải tạo xã hội chủ nghĩa liên quan đến nhà đất, nay thực sự có khó khăn về nhà ở thì Nhà nước có chính sách tạo điều kiện để họ cải thiện chỗ ở. 3. Ngày 02/4/2005 Ủy ban thường vụ quốc hội ban hành Nghị quyết số 755/2005/NQ-Ủy ban Thường vụ Quốc hội về Quy định việc giải quyết đối với một số trường hợp cụ thể về nhà đất trong quá trình thực hiện các chính sách quản lý nhà đất và chính sách cải tạo xã hội chủ nghĩa trước ngày 01/7/1991. Theo đó nhà nuớc xem xét giải quyết và có thể trả lại nhà đất trong một số trường hợp được quy định tại Điều 1 như sau: Điều 1.Nghị quyết này quy định việc giải quyết đối với một số trường hợp cụ thể sau đây: 1. Nhà đất mà chủ sở hữu tuy thuộc diện thực hiện các chính sách quy định tại Điều 2 của Nghị quyết số 23/2003/QH11 ngày 26 tháng 11 năm 2003 của Quốc hội khoá XI về nhà đất do Nhà nước đã quản lý, bố trí sử dụng trong quá trình thực hiện các chính sách quản lý nhà đất và chính sách cải tạo xã hội chủ nghĩa trước ngày 01 tháng 7 năm 1991 (sau đây gọi chung là Nghị quyết số 23/2003/QH11) nhưng đến ngày Nghị quyết này có hiệu lực thi hành, cơ quan nhà nước chưa có văn bản quản lý, chưa bố trí sử dụng nhà đất đó; 2. Nhà đất mà Nhà nước đã có văn bản quản lý nhưng thực tế chưa quản lý, chưa bố trí sử dụng; 3. Nhà đất mà Nhà nước đã trưng mua nhưng chưa thanh toán tiền hoặc đã thanh toán một phần cho chủ sở hữu; 4. Nhà đất mà Nhà nước đã trưng dụng; 5. Diện tích nhà đất mà Nhà nước đã để lại khi thực hiện chính sách cải tạo nhà đất cho thuê và chính sách quản lý nhà đất của tổ chức, cá nhân. 4. Ngày 10/10/2005 Chính phủ ban hành Nghị định số 127/2005/NĐ-CP về hướng dẫn thực hiện Nghị quyết số 23/2002/NQ-Quốc hội của quốc hội và Nghị Quyết sô 755/2005/NQ-Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định việc giải quyết đối với một số trường hợp cụ thể về nhà đất trong quá trình thực hiện các chính sách quản lý nhà đất và chính sách cải tạo xã hội chủ nghĩa trước ngày 01/7/1991. 5. Bộ xây dựng đã có Thông tư số 19/2005/TT-BXD và Thông tư 03/2007/TT-BXD hướng dẫn thực hiện Nghị định 127/2005/NĐ-CP của chính phủ. Căn cứ vào các văn bản trên thì chúng tôi trả lời câu hỏi của bác Hải như sau: Vấn đề của bác đã được nhà nước đặt hành lang pháp lý để xem xét giải quyết. Tuy vậy việc có được trả lại hay không đối với mỗi trường hợp cụ thể cần phải xem xét kỹ lưỡng các thông tin của trường hợp đó đối chiếu với các quy định của nhà nước tại các văn bản nêu trên. Thứ hai: Trả lời câu hỏi: gia đình bác Hải có được coi là gia đình có công với cách mạng không? Chúng tôi trả lời như sau: Pháp lệnh người có công với cách mạng năm 2005 quy định: Điều 2. Đối tượng hưởng chế độ ưu đãi quy định tại Pháp lệnh này bao gồm: 1. Người có công với cách mạng: l) Người có công giúp đỡ cách mạng; Điều 32. Người có công giúp đỡ cách mạng là người đã có thành tích giúp đỡ cách mạng trong lúc khó khăn, nguy hiểm, bao gồm: 1. Người được tặng Kỷ niệm chương "Tổ quốc ghi công" hoặc Bằng "Có công với nước"; 2. Người trong gia đình được tặng Kỷ niệm chương "Tổ quốc ghi công" hoặc Bằng "Có công với nước" trước cách mạng tháng Tám năm 1945; 3. Người được tặng Huân chương kháng chiến hoặc Huy chương kháng chiến; 4. Người trong gia đình được tặng Huân chương kháng chiến hoặc Huy chương kháng chiến. Bác Hải có thể đối chiếu với quy định nêu trên để xác định xem gia đình mình có là gia đình có công với cách mạng hay không. Thứ ba: về việc số tài sản của gia đình bác Hải bị trưng mua trong cải cách ruộng đất mà chưa trả hết tiền và nay bác về quê thì có được giải quyết chỗ ở hay không? Chúng tôi trả lời bác như sau: Như phần thứ nhất chúng tôi đã trả lời, cần phải xem xét kỹ lưỡng thông tin trường hợp gia đình bác Hải, xem bác còn lưu trữ hồ sơ giấy tờ gì, thu thập tại các cơ quan nhà nước có liên quan xem có còn lưu trữ giấy tờ gì không, hoàn cảnh hiện tại về chỗ ở của bác Hải như thế nào… từ đó mới có thể cùng với cơ quan chức năng giải quyết bảo vệ quyền lợi cho bác Hải được. Nếu gia đình bác thực sự gặp những khó khăn và hiện tại còn lưu giữ được các giấy tờ liên quan tới việc trưng mua tài sản từ hồi cải cách ruộng đất thì chúng tôi mời bác tới công ty chúng tôi để cùng nghiên cứu phương hướng bảo vệ cho bác.     Tuần 02: Câu 1: Chị Đào Thị Hoài ở thôn An Phú, xã Hòa Phú, huyện Ứng Hòa, Hà Nội: Năm 2007, em kết hôn với anh Lê Quang Trịnh ở cùng thôn. Năm 2008 thì sinh con trai đầu lòng. Lúc này, tình cảm vợ chồng bắt đầu rạn nứt, mâu thuẫn ngày càng sâu sắc. Đến ngày 13/8/2008, anh Trịnh đưa em giấy tờ ly hôn, do không còn tình cảm và cuộc sống mệt mỏi nên em đã ký giấy. Sau khi em ký, anh Trịnh đã giằng và bế con em về dù cháu còn đang bú mẹ. Sau nhiều lần giải quyết không thành tại tòa án huyện do em và anh Trịnh cùng muốn nuôi con, đến ngày 17/4/2011, tòa án lại gọi 2 vợ chồng lên, cô Nguyễn Thị Giao là thẩm phán nói: 1,2 hôm nữa anh Trịnh lên nộp tiền để tôi báo cáo cấp trên cử người kiểm tra điều kiện công ăn việc làm, chỗ ở của chị Hoài xem chị có đủ khả năng nuôi con không, còn chị Hoài ghi rõ địa chỉ đang ở, nếu ghi sai phải chịu lệ phí đi ra ngoài đó của tòa vì hiện em đang làm ở Hà Nội. Đến ngày 8/5/2011, cô Giao gọi em về và thuyết phục em nhường quyền nuôi con nhưng em không đồng ý. Sau đó cô Giao nói em phải nộp 3 triệu làm tiền lệ phí để cô báo cáo cấp trên cử người xuống xã và ra ngoài Hà Nội xác minh em có đủ điều kiện nuôi con hay không? Xin hỏi 3 triệu này, em hay anh Trịnh phải nộp vì anh Trịnh là người yêu cầu ly hôn. Từ tết năm 2009 đến nay em không được gặp con vì gia đình anh Trịnh ngăn cấm. Vậy gia đình anh Trịnh làm như vậy có vi phạm pháp luật hay không?   Luật sư Nguyễn Hồng Bách trả lời: Theo quy định của pháp luật, trong vụ án dân sự nghĩa vụ chứng minh thuộc về các đương sự. Bạn và anh Trịnh tranh chấp về việc nuôi con sau khi ly hôn, thì cả hai phải có nghĩa vụ chứng minh khả năng, điều kiện nuôi con của mình (mức thu nhập, nơi ở ổn định, có thời gian chăm sóc con…), trên cơ sở đó tòa án sẽ phán quyết. Chị Hoài muốn nuôi con thì phải cung cấp cho tòa để tòa thấy được điều kiện của mình. Còn việc anh Trịnh muốn tòa xác minh các điều kiện của chị Hoài thì tạm ứng chi phí phải nộp nếu có đó là nghĩa vụ của anh Trịnh. Trong trường hợp này nếu con của chị Hoài chưa đủ 3 tuổi thì căn cứ Điều 92 Luật hôn nhân gia đình thì con dưới 3 tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, nếu các bên không có thỏa thuận khác. Việc chăm sóc nuôi dưỡng con cái đó là quyền của cha mẹ được quy định tại Điều 36 Luật hôn nhân và gia đình. Gia đình anh Trịnh ngăn cản chị Hoài thăm nom chăm sóc con là vi phạm pháp luật. Ngay cả sau khi ly hôn tức là đã có phán quyết của tòa án thì quyền thăm nom con của người không trực tiếp nuôi dưỡng vẫn được tòa án bảo vệ. Điều 94 Luật hôn nhân gia đình quy định: “ Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền thăm nom con; không ai được cản trở người đó thực hiện quyền này…”. Gia đình anh Trịnh ngăn cấm chị Hoài gặp con là vi phạm pháp luật, chị có thể yêu cầu tòa án can thiệp bảo vệ quyền thăm nom, chăm sóc con của mình.   Câu 2  Thính giả Lê Huyền ở thành phố Hà Nội có thư với băn khoăn: Chúng tôi đã ly hôn nhưng chưa chia tài sản. Nay muốn chia tài sản, nhờ tòa án giải quyết thì mức án phí là bao nhiêu? Chúng tôi có một ngôi nhà mua cách đây hơn 10 năm nhưng chưa sang tên chính chủ. Gia đình có 4 thành viên thì chia như thế nào? Tôi nghe nói phải chi từ 15 đến 20% giá trị nhà cho tòa thì có đúng không?   Luật sư Nguyễn Hồng Bách trả lời: Thứ nhất: Theo quy định tại Pháp lệnh 10/2009/PL – UBNTVQH về án phí và lệ phí tòa án quy định về mức án phí sơ thẩm đối với các vụ án về tranh chấp dân sự có giá ngạch, như sau: Giá trị tài sản có tranh chấp Mức án phí a) Từ 4.000.000 đồng trở xuống 200.000 đồng b) Từ trên 4.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng 5% giá trị tài sản có tranh chấp c) Từ trên 400.000.000 đồng đến 800.000.000 đồng 20.000.000 đồng + 4% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt quá 400.000.000 đồng d) Từ trên 800.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng 36.000.000 đồng + 3% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt quá 800.000.000 đồng đ) Từ trên 2.000.000.000 đồng đến 4.000.000.000 đồng 72.000.000 đồng + 2% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt quá 2.000.000.000 đồng e) Từ trên 4.000.000.000 đồng 112.000.000 đồng + 0,1% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt quá 4.000.000.000 đồng   Căn cứ vào giá trị tài sản mà bạn muốn chia tòa án sẽ phán quyết mức án phí phải nộp theo khung giá trên. Căn nhà là do hai vợ chồng mua do vậy đây là tài sản chung của vợ chồng, khi phân chia tài sản này thì chỉ chia cho hai vợ chồng, các con không được chia phần. Trường hợp các con có đóng góp tiền của để mua căn nhà thì tòa án sẽ tính cả phần công sức của con để chia phần cho con Việc bạn nghe nói là phải chi từ 15 đến 20% giá trị nhà cho tòa là không đúng.   Câu 3 : Thính già Nguyễn Thị Nhẫn ở đội 5, Nghĩa Sơn, Nghĩa Hưng, Nam Định: Tôi có con gái đi lấy chồng, không có đăng ký kết hôn. Hai vợ chồng ở với nhau đã được 15 năm, có 2 con, ở trên mảnh đất và ngôi nhà do bố mẹ cho con trai, con tôi về làm dâu có cùng chồng sửa lại nhà, xây thêm công trình phụ khép kín, sắm sửa đồ dùng trong nhà. Con tôi và hai cháu đều ghi tên vào sổ hộ khẩu thường trú do xã cấp. Nay chồng cháu đã làm đơn ra tòa xin ly hôn, có giấy gọi ra tòa và tòa giải quyết như sau: Khi cưới không có giấy kết hôn nên tòa không có quyền cắt. Về 2 người tự giảng hòa với nhau. Nếu không ở được với nhau thì ra tòa viết giấy chứng nhận hai người không phải là vợ chồng. Về tài sản thì của riêng ai người đó hưởng, nhà cửa của bố mẹ, bố mất mẹ ở, của chung sắm sửa cái gì hóa giá được thì chia đôi, ai ở nhà đó thì phải trả tiền cho người ra đi, con mỗi người nuôi một. Như vậy có đúng không?   Luật sư Nguyễn Hồng Bách trả lời: Theo những thông tin mà bác cung cấp thì con gái bác chung sống như vợ chồng và không có đăng ký kết hôn vào khoảng năm 1996 ( hai vợ chồng ở với nhau đã được 15 năm). Theo hướng dẫn của Thông tư liên tịch số 01/2001/TTLT – TANDTC – VKSNDTC – BTP về việc hướng dẫn thi hành Luật hôn nhân gia đình có nêu rõ: “ Kể từ sau 2003 mà họ không đăng ký kết hôn thì theo quy định tại khoản 3 Nghị quyết 35 của Quốc hội họ không được công nhận là vợ chồng. Nếu một bên hoặc cả hai bên có yêu cầu ly hôn, thì Tòa án thụ lý vụ án để giải quyết và áp dụng điểm b, khoản 3 Nghị quyết 35 của Quốc hội; khoản 1,Điều 11 Luật hôn nhân gia đình bằng bản án tuyên bố không công nhận họ là vợ chồng; nếu họ có yêu cầu về con nuôi và chia tài sản thì Tòa án áp dụng khoản 2 và khoản 3 Điều 17 Luật hôn nhân gia đình để giải quyết theo thủ tục chung”. Căn cứ vào quy định trên thì Tòa án sẽ tiến hành thụ lý vụ án và ra bản án tuyên bố không công nhận họ là vợ chồng. Đồng thời, về tài sản sẽ giải quyết như sau: “Quyền lợi của con được giải quyết như trường hợp cha mẹ ly hôn. Tài sản được giải quyết theo nguyên tắc tài sản riêng của ai thì vẫn thuộc quyền sở hữu của người đó; tài sản chung được chia theo thoả thuận của các bên; nếu không thoả thuận được thì yêu cầu Toà án giải quyết, có tính đến công sức đóng góp của mỗi bên; ưu tiên bảo vệ quyền lợi chính đáng của phụ nữ và con.” Trước khi hai người chung sống với nhau mà không đăng ký kết hôn, bố mẹ người con trai đã cho con trai mảnh đất có nhà trên đó. Do vậy đây là tài sản riêng của người con trai, còn khi hai người chung sống có đóng góp sửa sang căn nhà và xây công trình phụ, thì giá trị căn nhà được sửa sang thêm và công trình phụ là tài sản chung của hai người, khi chia tài sản chung thì sẽ được chia theo nguyên tắc trên. Như vậy, trong trường hợp này những thủ tục tòa án hướng dẫn là có căn cứ pháp luật. Bác Nhẫn cần lưu ý là nếu con chưa đủ 3 tuổi thì mẹ được quyền nuôi dưỡng nếu các bên không có thỏa

Tin tức liên quan